Ứng dụng của cảm biến gia tốc trong đời sống hiện nay
Trong kỹ thuật:
Gia tốc kế được dùng để đo lường khả năng tăng tốc của xe. Có thể sử dụng để đo độ rung trên máy móc, nhà xưởng, hệ thống điều khiển hoặc thiết lập an toàn. Chúng cũng được dùng để đo đạc các hoạt động địa chấn, độ nghiêng, độ rung của máy, khoảng cách động hoặc tốc độ có hoặc không ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Dùng gia tốc kế để tạo máy đo trọng lực cũng là một trong những ứng dụng phổ biến trong kỹ thuật.
Trong sinh học
Gia tốc kế được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học. Tín hiệu thu từ gia tốc kế có dãy tần cao 2 trục, 3 trục có thể mô tả lại hành vi của động vật khi chúng ra khỏi tầm nhìn. Phương pháp sử dụng gia tốc kế trên động vật để nghiên cứu hiện đang được các nhà sinh vật học sử dụng ngày càng nhiều.
Trong công nghiệp
Gia tốc kế được sử dụng để giám sát tình trạng của máy móc bằng cách theo dõi sự rung động và những thay đổi trong thời gian hoạt động của trục trên ổ bi của các thiết bị quay như tua bin, máy bơm, quạt, con lăn, máy nén hoặc bạc đạn,…nếu không kịp thời khắc phục sẽ dễ dẫn đến hư hỏng và gây tốn rất nhiều chi phí khi sửa chữa. Dữ liệu thu thập từ cảm biến đo rung chính là giá trị để phân tích nhằm phát hiện hỏng hóc đang diễn ra trên thiết bị trước khi nó bị hư hỏng hoàn toàn.
Giám sát công trình xây dựng
Cảm biến gia tốc được sử dụng để đo các chuyển động và rung động của một công trình được gắn tải trọng động Tải động có thể từ nhiều nguồn khác nhau như:
-
Các hoạt động của con người: Chạy bộ, đi bộ, nhảy múa,…
-
Máy móc làm việc trong một toàn nhà hoặc trong khu vực xung quanh
-
Công trình xây dựng: ép cọc, khoan, khai quật,…
-
Xe cộ, tải chuyển động trên công trình cầu
-
Va chạm xe cơ giới
-
Các tải tác động
-
Sự gãy vỡ của các cấu trúc
-
Tải gây ra bởi gió
-
Áp suất khí
-
Động đất, dư chấn,…
Ở các ứng dụng công trình xây dựng, việc đo và ghi lại tổng quát một cấu trúc có đáp ứng được hay không các yêu cầu là rất quan trọng để đánh giá sự an toàn và khả năng tồn tại của cấu trúc đó. Loại giám sát này được gọi là Giám sát Sức khỏe (Health Monitoring), ngoài cảm biến gia tốc ra, chúng còn thường liên quan đến các loại trang thiết bị khác như cảm biến đo độ dịch chuyển (Potentiometers, LVDTs), Cảm biến đo biến dạng (Strain Gauges, Extensometers), Cảm biến tải trọng (Load Cells, Piezo-Electric Sensors),…
Trong Y khoa
Vài năm qua, các hãng như Nike, Fitbit,…đã chế tạo các loại đồng hồ thể thao có tích hợp cảm biến gia tốc để kiểm soát được tốc độ, quãng đường cho người sử dụng chúng. Nhờ vào các cảm biến này mà đồng hồ có thể đếm được số bước chân, giúp cho người dùng có thể thiết lập chế độ vận động như đi bộ vài ngàn bước mỗi ngày. Gia tốc kế được đề xuất sử dụng trong mũ bảo hiểm để đo đạc vận động và va chạm, và nhiều ứng dụng y khoa khác đang dùng loại cảm biến này.
Và rất nhiều những lĩnh vực khác như: Vận tải, điện tử gia dụng, chuyển động, chụp ảnh,…
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến, cũng như rất nhiều mức giá khác nhau, giá thấp thì chất lượng tương tự. Tuỳ theo mục đích sử dụng và kinh phí mà các bạn chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp. VJMC VINA là nhà nhập khẩu và phân phối các loại cảm biến đến từ Nhật Bản với nhiều thương hiệu hàng đầu, giá thành và chất lượng tốt nhất thị trường
Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin cần thiết giúp người đọc hiểu rõ hơn về từng loại cảm biến gia tốc cụ thế.